Thông tin tuyên truyền
Triết lý nhân sinh trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước hết, triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh thể hiện ở tình thương yêu con người, thương yêu nhân dân hết sức sâu sắc. Đó là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ. Triết lý nhân sinh của Người lấy thực tiễn làm điểm xuất phát, lấy đấu tranh cách mạng làm phương tiện, lấy giải phóng và phát triển con người toàn diện làm mục tiêu - đó là triết lý hành động, triết lý của đạo “ở đời và làm người”. Với Hồ Chí Minh, yêu nước gắn liền với thương dân. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[1]. Vì vậy, trong Di chúc, Người cho rằng, việc đầu tiên là công việc đối với con người. Con người là quý giá nhất, là gốc của cách mạng; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Điều này thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm sâu sắc của Người đối với các tầng lớp nhân dân. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”[2]. Và “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”[3].
Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
2
4
0
0
2
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2