Thông tin tuyên truyền
[QLTN] Giải pháp nhanh, mạnh để ngăn chặn hiện tượng khai thác cát trái phép đang gây bức xúc trong Nhân dân
Ảnh minh họa
Các văn bản được ban hành đã bổ sung nhiều quy định mới nhằm tăng cường công tác quản lý khoáng sản, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp khi được giao quyền khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường,… Ngày 24/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2020 quy định các hành vi vi phạm có mức phạt tăng nặng hơn so với quy định trước đây nhằm tăng sức răn đe các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản. Ngày 24/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2020), theo đó, Nghị định quy định 05 chính sách, đó là: (1) Quản lý cát, sỏi theo quy định Luật Khoáng sản gắn với trách nhiệm bảo vệ lòng bờ, bãi sông theo quy định của Luật Tài nguyên nước; (2) Quản lý, cấp phép, sử dụng cát, sỏi lòng sông trên lưu vực sông phải gắn với trách nhiệm của địa phương theo địa giới hành chính; (3) Quản lý cát, sỏi lòng sông chặt chẽ từ lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác đến hoạt động mua bán, vận chuyển, tập kết; (4) Cấp phép, thăm dò, khai thác cát, sỏi chủ yếu thông quan hình thức đấu giá; (5) Khuyến khích sử dụng nguyên liệu thay thế cát, sỏi lòng sông từ đá và vật liệu giàu Silic. Nghị định đi vào cuộc sống sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chấn chỉnh các hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông. Mặt khác, Bộ đã thực hiện nhiều hình thức phổ biến pháp luật về khoáng sản; đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề để xử lý các hành vi gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp với các địa phương để nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
Thứ hai, về quản lý nhà nước đối với cát, sỏi lòng sông: Thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao trong Chỉ thị số 03/CT-TT ngày 30/3/2015 về tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về khoáng sản, thanh tra trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính và người đứng đầu trong quản lý nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; chỉ đạo kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở chế biến, sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, các cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đều đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề theo từng loại khoáng sản; thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân để xử lý đối với các hành vi gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp với các địa phương trong việc nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
Thời gian qua, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện nghiêm chỉ thị số 03/CT-TTg nêu trên và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đã ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, Quy chế phối hợp trong quản lý khoáng sản (nhất là cát, sỏi lòng sông) ở vùng giáp ranh địa giới hành chính; quy định rõ trách nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông trên địa bàn quản lý mà không xử lý kịp thời hoặc diễn ra kéo dài hoặc tái diễn nhiều lần; xây dựng quy chế phối hợp quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh giữa hai hay nhiều tỉnh, thành phố. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông, lập bến bãi mua bán cát, sỏi trái phép; vận chuyển, sử dụng cát sỏi không có nguồn gốc hợp pháp. Xử lý nghiêm người đứng đầu, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý nếu để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép hoặc dung túng bao che cho đối tượng khai thác trái phép; lập bến bãi mua bán cát, sỏi trái phép. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thả phao, cắm mốc khu vực khai thác, thông báo niêm yết công khai thông tin về diện tích, công suất, số lượng tàu hoạt động… để các lực lượng chức năng và nhân dân giám sát. Với sự chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực triển khai thực hiện của các Bộ ngành, địa phương như đã nêu trên, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản đã được nâng cao, số lượng các vụ khai thác khoáng sản trái phép, nhất là cát, sỏi lòng sông đã giảm cả về số lượng và quy mô.
Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
2
4
0
0
2
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2