Thông tin tuyên truyền
Giá trị trường tồn của Tuyên ngôn Độc lập
Trích "Tuyên ngôn độc lập"
QUYỀN CON NGƯỜI THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG VỚI QUYỀN DÂN TỘC
Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo thực dân Pháp: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào… Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà, để ngăn cản dân ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi… Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn, đề làm cho nòi giống ta suy nhược…Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy… Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý… Chúng không cho các nhà tư sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”[4]. Không chỉ dừng ở đó, mùa thu năm 1940, khi phát xít Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp lại quỳ gối đầu hàng và “thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”, khiến cho nhân dân ta càng thêm cực khổ, khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI
Đặc biệt, trong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, cùng với những thành tựu về mọi mặt, Việt Nam đã và đang ngày càng chủ động và tham gia tích cực tại Liên hợp quốc về quyền con người, đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, tham gia vào quá trình xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người, đóng góp tích cực trong các Ủy ban ASEAN về phụ nữ và trẻ em, về lao động di cư… Ở trong nước, quyền con người đã được thực thi, được hiến định. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân được triển khai xuyên suốt, đồng bộ thông qua các chương trình xây dựng luật, pháp luật của Quốc hội. Trong quá trình xây dựng và sửa đổi Hiến pháp, quyền con người và quyền công dân luôn là một vấn đề căn cốt của các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013. Trong Hiến pháp 2013, lần đầu tiên các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân đã được Quy định trong chương II. Tiếp đó, thể chế hóa Hiến pháp 2013, Quốc hội cũng đã sửa đổi và xây dựng nhiều luật trên cơ sở bảo đảm quyền con người gắn với bảo vệ chế độ xã hội như Bộ luật Hình sự (2015), Luật Báo chí (2016); Luật Tiếp cận thông tin (2016)… Đặc biệt, có thể nói, mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là quá trình hiện thực hóa “quyền sung sướng”/“dân giàu” và “quyền tự do”/“dân chủ”, quyền là chủ, quyền làm chủ của nhân dân/quyền con người được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, phù hợp luật pháp quốc tế về quyền con người, bảo vệ quyền con người.
Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
2
4
0
0
2
2

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2